Top những cây cảnh mini đẹp để bàn dễ chăm sóc nhất

cay xuong rong dep

Top những cây cảnh mini đẹp để bàn dễ chăm sóc nhất

Bạn muốn trang trí chiếc bàn làm việc của mình bằng một chậu cây? Bạn muốn tìm chậu cây cảnh mini đẹp để bàn dễ chăm sóc, nhằm tiết kiệm diện tích, lại ít tốn công vun trồng? Nếu như vậy, hãy cùng bài viết điểm qua những chậu cây cảnh kiểu dáng nhỏ gọn, dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ngay sau đây nhé.

Sen đá

cay-canh-mini-de-ban-de-cham-soc

Hình 1: Cây sen đá

Nhắc đến cây mini để bàn thì không thể bỏ qua sen đá, một loại cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng. Bởi màu sắc vô cùng phong phú, kích thước lớn nhỏ khác nhau, cộng thêm lại vô cùng dễ chăm sóc. Sen đá có lá nhỏ, căng tròn mọc thành bụi nhỏ như hình một bông hoa sen. Sen đá khi ra nhỏ sẽ vươn nhánh dài và có hoa rất nhỏ, nhưng lại khá thơm.
Sen đá hiện nay có rất nhiều chủng loại khác nhau, tùy vào sở thích mà bạn chọn phù hợp với mình. Trồng sen đá nên cho vào chậu có đất xốp mềm, không nên trồng đất cứng làm rể khó phát triển. Sen đá không cần tưới quá nhiều nước, cách 1 ngày tưới 1 lần là được. Định kỳ vài ngày đem sen đá ra sưởi nắng để kích thích quan hợp. Sen đá cũng không cần phải dùng phân bón hay cho thêm chất dinh dưỡng gì, vô cùng dễ chăm sóc.

Xương rồng

cay xuong rong dep

Hình 2: cây xương rồng

Loại Cây cảnh mini đẹp để bàn dễ chăm sóc tiếp theo mà bài viết muốn giới thiệu đến bạn là xương trồng. Cũng giống như Sen đá, xương rồng cảnh kích thước nhỏ đang được rất nhiều người yêu thích. Về hình thù và phân loại cũng phong phú, đa dạng không kém sen đá. Người trồng xương rồng cần đặc biệt nhớ, xương rồng không được tưới nước quá nhiều, sẽ làm thối rễ. Tốt nhất là 1 tuần chỉ tưới từ 2 đến 3 lần.
Vị trí đặt xương rồng tốt nhất là chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu qua, hoặc nếu phòng làm việc kín, thì vào mỗi buổi sáng bạn nên cho xương rồng ra chỗ có ánh nắng. Bởi xương rồng rất thích ánh nắng mặt trời, việc này giúp xương rồng nhanh phát triển, hạn chế sâu bệnh và sớm ra hoa.
Xương rồng không cần phân bón hay bất kỳ dưỡng chất nào. Bạn chỉ cần quan sát nếu thấy cây lớn hơn thì thay chậu mới để tạo điều kiện thoải mái phát triển. Về nhân giống xương rồng cũng không quá phức tạp, khi cây xương rồng có nhiều nhánh nhỏ mọc ra. Bạn có thể bẻ 1 nhánh và cấm vào chậu đất xốp, tưới nước và phơi nắng thường xuyên, thì nhánh xương rồng này sẽ phát triển thành 1 cây mới hoàn chỉnh.

Lan ý

cay lan y dep

Hình 3: Cây lan ý

Lan ý là một cây cảnh để bàn trồng được cả trong chậu đất hoặc trong nước đều được. Lan ý cực kỳ dễ thích nghi với môi trường, không kén chọn, bạn có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào, miễn là bóng râm mát, nhiệt độ ổn định là được. Lan ý hoàn toàn sống được ở điều kiện phòng máy lạnh, phòng kín, 1 tuần cho lan ý ra nắng 1 lần là được.
Về việc chăm sóc, nếu đặt trong phòng kín ít ánh sáng thì không cần tưới nhiều nước, 1 tuần 3 lần với cây trồng trong chậu đất. Còn nếu bạn như bạn cho lan ý vào chậu nước, thì khi thấy nước hơi đục hãy thay nước mới, đảm bảo cây phát triển bình thường.
Lan ý là loài hoa có hoa trắng, hương thơm thoang thoảng, thanh tao nhẹ nhàng. Để ở góc bàn làm việc sẽ giúp đầu óc thoải mái hơn, giảm bớt các căng thẳng mệt mỏi, tập trung làm việc.

Si Nhật

cay si nhat dep

Hình 4: Cây si Nhật

Một trong những cây cảnh mini đẹp để bàn dễ chăm sóc nhất có thể kể đến cây si Nhật. Đây là loài cây thân gỗ, có cành, lá hình oval, rễ cây uốn lượn dạng bonsai vô cùng đẹp mắt. Chiều cao trung bình từ 20 đến 30cm. Cây si Nhật tương đối khỏe mạnh, không kén đất trồng, chỉ cần chăm tưới nước và cho cây quang hợp với ánh nắng mặt trời là được.
Cây si Nhật có tác dụng đặc biệt trong việc lọc không khí, hấp thụ các tia bức xạ không tốt từ màn hình điện thoại và máy tính, cũng như các sóng điện thoại, giảm thiểu ảnh hưởng của các tia này đến người sử dụng. Vì vậy, lựa chọn cây si Nhật cho bàn làm việc của mình là điều cực kỳ phù hợp.

Lưỡi hổ

cay-luoi-ho-de ban dep

Hình 5: Cây Lưỡi hổ

Nếu bạn làm việc gần các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất có nhiều khói bụi, hay môi trường làm việc chứa nhiều bụi bẩn thì nên đặt 1 chậu lưỡi hổ ở bàn của mình. Lưỡi hổ có khả năng lọc không khí rất tốt, đồng thời hấp thụ và đào thảo các chất khí độc hại được sinh ra từ sản xuất công nghiệp, giúp bầu không khí sạch hơn.
Trồng và chăm sóc lưỡi hổ cũng không quá cầu kỳ, phức tạp. Lưỡi hổ đặt vào chậu có đất xốp, luôn tưới nước đủ vì lưỡi rồng khá ưa nước, không cần bón phân. Sâu bệnh ít, 1 tháng bạn có thể cho thêm phân NPK hoặc hữu cơ để cây phát triển tốt. Muốn màu sắc lá lưỡi hổ đậm, đẹp thì 2 ngày cho ra tiếp xúc với nắng mặt trời 1 lần.
Trên đây là một số loại cây cảnh mini đẹp để bàn dễ chăm sóc, hy vọng bạn đã chọn được loại cây vừa ý với mình. Nếu muốn biết thêm nhiều loại cây khác, cũng như được tư vấn chọn cây phù hợp với mình, hãy truy cập vào https://www.indoorgarden.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *